Hãng tin AP cho hay Ukraina hôm nay đã động viên lực lượng tự nguyện với mục đích nhằm đối phó với mối lo ngại từ Nga.
Quốc hội Ukraina (còn gọi là Verkhovna Rada) đã ủng hộ việc thành lập một lực lượng mới, gồm trên 60.000 người tình nguyện nhằm ngăn bước binh sĩ Nga vượt quá bán đảo Crưm.
Quyết định nhằm củng cố quốc phòng của Ukraina với sự tham gia của lực lượng dân sự được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền Kiev.
Truyền hình Nga đưa tin quân đội nước này triển khai 8.500 binh sĩ tập trận pháo binh ở quân khu phía nam với các hệ thống hỏa tiễn, khí tài hạng nặng bao gồm các bệ phóng đa nòng Grad-M, Uragan và Smersh, bích kích pháo Msta-S152mm, hệ thống pháo Nona, và sung chống tăng Rapira 100mm.
Hiện nay, quân đội Ukraina có khoảng 130.000 binh sĩ. Còn Nga có 845.000 binh sĩ.
Daily Mail dẫn lời ông Andiy Parubiy – Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraina – cho hay số lính Nga tập trung ở biên giới là 80.000 binh sĩ, 270 xe tăng, 180 xe bọc thép, 380 hệ thống pháo, 18 máy phóng đa tên lửa, 140 máy bay chiến đấu, 90 trực thăng và 19 tàu chiến và ‘quân đội Nga chỉ cách thủ đô Kiev 2-3 giờ di chuyển’
Cùng lúc, Ukraina còn kêu gọi Liên Hợp Quốc ngăn cản việc Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga khi mà khu vực tự trị này dự định trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới đây.
Hãng tin RIA Novosti cho hay lãnh đạo Quốc hội Crưm cho biết, nếu kết quả trưng cầu dân ý là đồng thuận, thì Crưm có thể gia nhập Liên bang Nga chỉ trong vài tuần.
‘Hậu quả chính trị, kinh tế’
Trong khi đó, Berlin cảnh báo Moscow về thiệt hại lâu dài mà họ có thể gánh chịu về mặt kinh tế và quan hệ với Liên minh châu Âu về cuộc khủng hoảng Crưm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng Nga sẽ phải đối mặt với các hậu quả ‘rất lớn’ về mặt chính trị và kinh tế nếu như không ngồi vào bàn ‘đàm phán để mang lại các kết quả’ xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraina.
Trong phiên họp với Quốc hội Đức, bà Merkel nói rằng cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này là thông qua ngoại giao, và đảm bảo rằng ‘việc sử dụng vũ lực không phải là phương án lựa chọn’.
Nhưng, bà Thủ tướng cũng nói thêm là EU và các quốc gia phương Tây sẽ sớm phong tỏa các tài sản và thực thi việc cấm đi lại nếu như Nga không chịu ‘đàm phán để mang lại kết quả và chỉ để câu giờ’.
Trong một động thái liên quan, Nga hôm nay tuyên bố Moscow không loại trừ hành động đáp trả nếu như EU và Mỹ trừng phạt Nga.
“Chúng tôi hy vọng rằng sẽ chỉ có các lệnh trừng phạt nhằm vào mục tiêu chính trị, và sẽ không phải là một gói trừng phạt nhằm cả vào thương mại, kinh tế” – Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Likhachev nói.
“Tất nhiên, các lệnh trừng phạt của chúng tôi cũng sẽ tương xứng như vậy” – ông Likhachev khẳng định.
Trước đó, Nhà Trắng đã tuyên bố cấm thị thực đối với một số quan chức Nga không nêu danh vào tuần trước, và nói rằng các trừng phạt nhằm vào kinh tế sẽ nhằm vào các cá nhân có liên quan tới việc xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ Ukraina.
Quốc hội Ukraina (còn gọi là Verkhovna Rada) đã ủng hộ việc thành lập một lực lượng mới, gồm trên 60.000 người tình nguyện nhằm ngăn bước binh sĩ Nga vượt quá bán đảo Crưm.
Quyết định nhằm củng cố quốc phòng của Ukraina với sự tham gia của lực lượng dân sự được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền Kiev.
Truyền hình Nga đưa tin quân đội nước này triển khai 8.500 binh sĩ tập trận pháo binh ở quân khu phía nam với các hệ thống hỏa tiễn, khí tài hạng nặng bao gồm các bệ phóng đa nòng Grad-M, Uragan và Smersh, bích kích pháo Msta-S152mm, hệ thống pháo Nona, và sung chống tăng Rapira 100mm.
Hiện nay, quân đội Ukraina có khoảng 130.000 binh sĩ. Còn Nga có 845.000 binh sĩ.
Daily Mail dẫn lời ông Andiy Parubiy – Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraina – cho hay số lính Nga tập trung ở biên giới là 80.000 binh sĩ, 270 xe tăng, 180 xe bọc thép, 380 hệ thống pháo, 18 máy phóng đa tên lửa, 140 máy bay chiến đấu, 90 trực thăng và 19 tàu chiến và ‘quân đội Nga chỉ cách thủ đô Kiev 2-3 giờ di chuyển’
Cùng lúc, Ukraina còn kêu gọi Liên Hợp Quốc ngăn cản việc Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga khi mà khu vực tự trị này dự định trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới đây.
Hãng tin RIA Novosti cho hay lãnh đạo Quốc hội Crưm cho biết, nếu kết quả trưng cầu dân ý là đồng thuận, thì Crưm có thể gia nhập Liên bang Nga chỉ trong vài tuần.
‘Hậu quả chính trị, kinh tế’
Trong khi đó, Berlin cảnh báo Moscow về thiệt hại lâu dài mà họ có thể gánh chịu về mặt kinh tế và quan hệ với Liên minh châu Âu về cuộc khủng hoảng Crưm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng Nga sẽ phải đối mặt với các hậu quả ‘rất lớn’ về mặt chính trị và kinh tế nếu như không ngồi vào bàn ‘đàm phán để mang lại các kết quả’ xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraina.
Trong phiên họp với Quốc hội Đức, bà Merkel nói rằng cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này là thông qua ngoại giao, và đảm bảo rằng ‘việc sử dụng vũ lực không phải là phương án lựa chọn’.
Nhưng, bà Thủ tướng cũng nói thêm là EU và các quốc gia phương Tây sẽ sớm phong tỏa các tài sản và thực thi việc cấm đi lại nếu như Nga không chịu ‘đàm phán để mang lại kết quả và chỉ để câu giờ’.
Trong một động thái liên quan, Nga hôm nay tuyên bố Moscow không loại trừ hành động đáp trả nếu như EU và Mỹ trừng phạt Nga.
“Chúng tôi hy vọng rằng sẽ chỉ có các lệnh trừng phạt nhằm vào mục tiêu chính trị, và sẽ không phải là một gói trừng phạt nhằm cả vào thương mại, kinh tế” – Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Likhachev nói.
“Tất nhiên, các lệnh trừng phạt của chúng tôi cũng sẽ tương xứng như vậy” – ông Likhachev khẳng định.
Trước đó, Nhà Trắng đã tuyên bố cấm thị thực đối với một số quan chức Nga không nêu danh vào tuần trước, và nói rằng các trừng phạt nhằm vào kinh tế sẽ nhằm vào các cá nhân có liên quan tới việc xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ Ukraina.
Đăng nhận xét