Gần đây, Nhật và Mỹ đều kêu gọi Trung Quốc tuân thủ
luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, theo Tạp chí National Interest (Mỹ), để
cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế
hay không sẽ là sai lầm.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại
Shangri-La năm nay , Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các nước,
đang bị Trung Quốc gây hấn, dùng luật pháp quốc tế để đáp trả lại, đồng
thời cũng thúc giục Trung Quốc ngừng vi phạm luật pháp quốc tế. Ông nói:
“Nhật Bản ủng hộ các quy định pháp luật. Châu Á ủng hộ các quy định
pháp luật. Và các quy định pháp luật ủng hộ tất cả chúng ta”.
Ông kêu gọi xây dựng các quy định về
luật biển căn cứ vào ba nguyên tắc. Ông nói: “Các nước châu Á -Thái Bình
Dương nên làm rõ những tuyên bố lãnh thổ của mình dựa trên luật pháp
quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép và tìm cách giải quyết tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình".
Theo National Interest, việc để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là một sai lầm. |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng có những lập luận tương tự trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La.
Philippines, một trong những nước láng
giềng đang bị Trung Quốc chèn ép, đã chính thức dùng luật pháp quốc tế
với nước này. Hôm 30/3, hãng tin AP cho biết, Philippines đã nộp lên Tòa
án quốc tế bằng chứng chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bất
chấp cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động này sẽ phá hỏng mối quan hệ
giữa 2 nước. Nội dung chính trong hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc là
yêu sách của Trung Quốc về “đường lưỡi bò” không phủ hợp với luật pháp
quốc tế.
Việc Mỹ và các đồng minh ngày càng nhấn
mạnh vào luật pháp quốc tế đã phản ánh một thực tế hiện này là: Trung
Quốc đang ngày càng phớt lờ luật pháp quốc tế để ép buộc các nước khác
trong các tranh chấp lãnh thổ. Cậy vào sức mạnh quân sự và kinh tế ngày
càng phát triển, Trung Quốc đang cưỡng ép các nước khác phải chấp nhận
những tuyên bố hết sức vô lý, những quy định do Trung Quốc đơn phương tự
đặt ra.
National Interest cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ tiến hành từng bước một để dẫn đến thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Theo National Interest, việc thiếu đoàn
kết giữa các nước láng giềng của Trung Quốc cũng giúp cho nước này có
thêm thời gian để thực hiện mưu đồ của mình. Ví dụ như lịch sử đối đầu
vẫn tiếp tục cản trở và chia rẽ mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo Thời báo Tài chính Financial Times của Anh, ASEAN “đang bị chia rẽ
giữa các nước có và không có tranh chấp với Trung Quốc”.
Nếu tiếp tục hung hăng, Trung Quốc sẽ ngày càng bị "ghẻ lạnh". |
Diễn biến những ngày qua cho thấy, luật
pháp quốc tế và dư luận quốc tế dường như ủng hộ các nước láng giềng
đang bị Trung Quốc chèn ép.
National Interest cho rằng, trong vụ
Philippines kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò”, nếu Tòa án Quốc tế tuyên
đường này là bất hợp pháp một phần hay toàn bộ, thì Trung Quốc có thể
sẽ phản ứng theo 3 cách.
Một là, chấp nhận phán quyết và thừa
nhận đúng phần hàng hải thuộc chủ quyền của mình, không lấn sang của các
nước khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, qua thái độ và hành
động hiện nay của Trung Quốc, thì điều này thật quá xa vời.
Hai là, bỏ qua các phán quyết. Khả năng
này là lớn nhất. Ông Eric Posner, Giáo sư tại Trường Đại học Luật
Chicago nhận định, Trung Quốc đã từ chối tham gia vào phiên xử và sẽ bác
bỏ bất kỳ phán quyết nào chống lại họ. Các thẩm phán có thể sẽ không ép
được Trung Quốc thực hiện các phán quyết.
Phản ứng thứ ba mà Trung Quốc có thể đưa
ra là cam kết sẽ xem xét phán quyết này. Trung Quốc sẽ không phủ nhận
nhưng tiếp tục phớt lờ các phán quyết. Nếu làm như vậy, các nước láng
giềng của Trung Quốc vẫn có cơ sở pháp lý và ngoại giao rằng “đường 9
đoạn” là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, việc để cho Trung Quốc được
đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là một
sai lầm. Ông Jerome Cohen, Giáo sư tại Trường Đại học Luật New York, cho
rằng tất cả các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc cần
phải đoàn kết lại, đưa vấn đề lên Tòa án Quốc tế.
Theo National Interest, dù Mỹ không có
tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Mỹ có thể đầy lùi Trung Quốc
một cách hiệu quả nếu phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(UNCLOS).
Thời báo Phố Wall đã từng lý giải về
việc này như sau: "Càng ngày, sự vắng mặt của Mỹ ở UNCLOS càng làm suy
yếu lập luận của Mỹ đối với Trung Quốc về ‘uy quyền’ của luật pháp quốc
tế .... Đương đầu với Trung Quốc bằng vũ lực là một lựa chọn chứa đầy
rủi ro. Chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là thảm họa....Công ước về
Luật Biển không phải là câu trả lời duy nhất đối với những tranh chấp
hàng hải ngày càng nguy hiểm trong khu vực này. Nhưng khi thiếu những
giải pháp tốt hơn thì những mâu thuẫn rõ ràng trong lập trường của Mỹ sẽ
làm suy yếu sức mạnh trong lập luận của nước này”.
Việc Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa
án Quốc tế dựa theo cơ sở UNCLOS có thể gia tăng áp lực, buộc Chính phủ
Trung Quốc phải đưa ra những giải thích rõ ràng về “đường 9 đoạn” . Ông
Taylor Fravel, một trong những học giả nghiên cứu về những tranh chấp
hàng hải liên quan đến Trung Quốc lưu ý rằng, Trung Quốc chưa bao giờ
giải thích được hoặc đưa ra được căn cứ gì về “đường lưỡi bò” nhưng vẫn
khăng khăng ép các nước khác tuân thủ cái đường mà Trung Quốc tự vẽ ra.
Việc đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế và
rộng lơn là “tòa án dư luận quốc tế” sẽ có thể gây ảnh hưởng tới “sự
trỗi dậy” của Trung Quốc.
Trung Quốc từ lâu đã cam kết “trỗi dậy
hòa bình”. Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã khiến hầu hết các nước láng
giềng xa lánh. Nếu UNCLOS cho thấy “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là bất
hợp pháp, một phần hoặc hoàn bộ, và Trung Quốc phớt lờ phán quyết của
Tòa án, thì nước này sẽ càng bị “ghẻ lạnh”. “Cái tiếng” mà Trung Quốc có
được nhờ đi ngược lại mong muốn hòa hảo của các nước láng giềng và luật
pháp quốc tế sẽ khiến cho nước này phải trả một cái giá đắt.
Nội dung được thực hiện qua tham
khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm
1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những
lợi ích quốc gia của Mỹ.
Đăng nhận xét