Hợp tác quốc phòng Việt–Nga đã được nâng lên tầm
chiến lược, và theo dự đoán của Nga, trong thời gian tới Việt Nam sẽ mua
loạt vũ khí khủng của Nga.
Vũ khí đầu tiên theo dự đoán từ phía Nga mà Việt Nam có thể mua là tiêm kích thế hệ 4++ Su-35;
Trước
đó, Việt Nam đã từ chối hợp đồng 18 chiếc máy bay Su-30K, vốn được Nga
sản xuất để đền bù cho Ấn Độ trong việc chậm tiến độ sản xuất loại
Su-30MKI.
Theo
phân tích của truyền thông Nga, nếu nhập tiêm kích Su-30K, Việt Nam có
thể tăng cường đáng kể sức mạnh Không đối không trong hiện tại.
Nhưng
để phát triển tính kỹ chiến thuật trong tương lai, phát triển chiều sâu
và hiện đại hóa sức mạnh quân đội thì Việt Nam phải tính tới những mẫu
vũ khí hiện đại như Su-35, MIG-35...
Theo
trang “Tin tức Hàng không” của Nga, Trung tâm Phân tích Mua bán vũ khí
thế giới Nga dự đoán, những khách hàng tiềm năng của kế hoạch xuất khẩu
PAK FA bao gồm các nước sau đây: Không quân Nga dự kiến sẽ đặt mua
200-250 máy bay chiến đấu, Ấn Độ dự kiến sẽ đặt mua 250 máy bay chiến
đấu, Algeria (năm 2025-2030 dự kiến sẽ mua), Argentina (năm 2035 –
2040), Brazil (năm 2030 - 2035), Venezuela (năm 2027 - 2032), Việt Nam
(năm 2030 - 2035), Indonesia (năm 2028 - 2032), Malaysia (năm 2035 -
2040)…
Theo
phân tích trên, Việt Nam hiện nay đang là một khách hàng tiềm năng của
Nga chỉ đứng sau Ấn Độ, theo dự đoán đến năm 2030 – 2035 Việt Nam sẽ có
khoảng từ 12 đến 24 chiếc Sukhoi T -50 trong biên chế Không quân.
Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, hệ thống tiếp theo Việt Nam có thể mua từ Nga là hệ thống Krasuha-2.
Thông
tin trên được hãng tin Interfax-AVN cho biết hồi giữa tháng 9/2013,
theo đó Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua một số hệ thống
gây nhiễu thế hệ mới do Viện nghiên cứu NPO Kvant của Nga phát triển.
Hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất là 1L269 Krasuha-2.
Trạm
gây nhiễu chủ động đặt trên xe cơ động Krasuha-2 dùng để bảo vệ các khu
vực lãnh thổ rộng lớn chống trinh sát, phát hiện bằng radar, cũng như
chống các máy bay chỉ huy báo động sớm và máy bay không người lái...
Đây
là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga
hoàn thành kiểm tra nhà nước trong năm 2009 và mới đưa vào trang bị với
số lượng hạn chế.
Các
chi tiết kỹ thuật của các hệ thống Krasuha được Nga giữ bí mật, chỉ
biết rằng chúng được lắp trên khung gầm 4 trục BAZ-6910-022. Các hệ
thống này do Viện nghiên cứu Gradient phát triển và sản xuất tại Liên
hiệp khoa học-sản xuất Kvant.
Tuy
nhiên ông Gennady Kapralov - Giám đốc NPO Kvant cho biết thêm: “Chúng
tôi đang cung cấp các thiết bị tác chiến điện tử mới cho Quân đội Nga.
Chúng
tôi sẽ cung cấp những thiết bị như vậy ra nước ngoài sau năm 2018“. Như
vậy nếu việc đàm phán mua hệ thống Krasuha-2 thành công thì sớm nhất
cũng phải sau năm 2018 Việt Nam mới có thể sở hữu hệ thống này.
Hệ
thống vũ khí tiếp theo mà Việt Nam có thể mua là hệ thống Pantsir-S1.
Thông tin trên đã được các phương tiện truyền thông Nga cho biết, theo
đó Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến
những tổ hợp pháo tên lửa phòng không tiên tiến này.
Vào
cuối tháng 3/2013, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt
Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ trang bị vũ khí
hiện đại trong đó có cả tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm gần
Pantsir-S1 tối tân.
Tổ
hợp pháo tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 là một trong những sản
phẩm quốc phòng “độc đáo“ của Nga, nó có thể tiêu diệt hiệu quả đối với
các mục tiêu tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay trực
thăng, bom dẫn đường... trong phạm vi bán kính 20km.
Sở
dĩ các chuyên gia Nga đưa ra nhận định Việt Nam sẽ mua hàng loạt vũ khí
hiện đại nhất của Nga trong tương lai gần là bởi mối quan hệ Việt – Nga
trong thời gian qua đã được nâng lên tầm chiến lược, đặc biệt trong
lĩnh vực kỹ thuật - quân sự.
Trong
những năm qua, quan hệ giữa Việt - Nga đã và đang phát triển trong một
số lĩnh vực, bao gồm cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự, điều
đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác toàn diện giữa
hai quốc gia và lợi ích của mỗi bên.
Đăng nhận xét